netvietnet

Huệ Nguyên Nhà thơ trẻ giàu nghị lực mãi sống trong lòng bạn yêu thơ – Ngọc Lâm

Netvietnet.org vô cùng thương tiếc Nhà thơ trẻ Huệ Nguyên
Netvietnet.org Kính chúc hương linh Nhà thơ trẻ Huệ Nguyên sớm được nhẹ nhàng thảnh thơi, rũ bỏ xác phàm, thoát trần ly khổ

 

Nhà thơ trẻ Huệ Nguyên
Nhà thơ trẻ Huệ Nguyên

Huệ Nguyên được mọi người biết đến là một nhà thơ trẻ vùng Cao Nguyên đầy triển vọng. Anh đã xuất bản 3 tập thơ và được in trên nhiều tờ báo, tạp chí từ trung ương đến địa phương. Với giọng thơ trẻ trung, mượt mà tha thiết, trữ tình, giàu tình yêu thương con người, cuộc sống, quê hương đã để lại trong lòng độc giả nhiều cảm xúc tốt đẹp. Nhưng có lẽ ít ai biết rằng, những vần thơ ấy được viết bằng mồ hôi nước mắt, nghị lực phi thường của một chàng trai đã mang trong mình căn bệnh nan y quái ác suốt 24 năm qua.
Nỗi đau số phận
Huệ Nguyên tên thật là Nguyễn Văn Hợp, sinh năm 1986, hiện đang sống tại thôn Mê Linh 2, xã Buôn Triết, huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk. Anh là con thứ 10 trong gia đình nghèo đông con 11 người. Cha là cựu binh, từng tham gia kháng chiến từ năm 1965 đến 1972, ông bị nhiễm chất độc màu da cam. Mẹ là một phụ nữ chân quê lam lũ hiền hậu đảm đang yêu thương chồng con hết mực.
Từ khi cất tiếng khóc chào đời Hợp cũng khoẻ mạnh bình thường như bao em bé khác. Nhưng từ khi lên 3 tuổi gia đình phát hiện cơ thể Hợp có hiện tượng bất thường, chân tay chậm phát triển và các cơ teo tóp dần. Cả nhà lo lắng, hoang mang đã đưa anh đi điều trị ở nhiều bệnh viện khắp nơi, nhưng các bác sĩ đều lắc đầu bó tay trước căn bệnh nan y mang tên Loạn dưỡng cơ Duchenne này ( y học vẫn chưa có thuốc chữa trị). Bắt đầu từ đó tuổi thơ Hợp chìm trong những tháng ngày ảm đạm. Suốt ngày anh chỉ ngồi một chỗ trên giường trong góc phòng đen tối. Mọi sinh hoạt cá nhân cũng phải nhờ cha mẹ người thân giúp đỡ.
Mang trong mình căn bệnh nan y, đôi chân liệt chịu nhiều đớn đau, nhưng Hợp vẫn luôn khao khát ước mơ đến trường cùng chúng bạn. Thế là hằng ngày Hợp đến trường đi học trên đôi chân của cha mẹ và người thân trong suốt 11 năm ròng rã. Do căn bệnh đã phát triển tới gian đoạn nặng, sức khoẻ yếu dần, cơ thể chỉ còn da bọc xương, nên Hợp đành phải dừng học khi vừa kết thúc năm học lớp 11.
Gia đình vốn nghèo, quanh năm lam lũ với nghề trồng lúa vụ được vụ mất. Nhìn cha mẹ người thân vất vả sớm khuya mệt nhọc lo cuộc sống lại còn phải lo thuốc thang chăm sóc mình. Hợp cảm thấy là gánh nặng của gia đình. Có nhiều lúc anh muốn tìm đến cái chết giải thoát mình cho mọi người đỡ khổ. Nhưng rồi lương tâm của anh không cho phép bản thân làm thế. Cả nhà ai cũng hiểu được tâm lý, nỗi đau buồn trong sâu thẳm trái tim Hợp, nên đã tìm mọi cách an ủi động viên anh mỗi ngày hi vọng vào ngày mai tươi sáng. Được sống trong vòng tay yêu thương đầm ấm của người thân Hợp đã nguôi ngoai dần nỗi đau số phận, anh dần lấy lại tinh thần, nở nụ cười trên môi, sống lạc quan yêu đời hơn. Hợp tự nhủ lòng mình “còn sống thì còn hi vọng, không thể để gia đình buồn hơn nữa. Dù chỉ còn một hơi thở cuối cùng cũng phải chiến đấu với bệnh tật để sống vui vẻ”.
Để kết nối với cuộc sống bên ngoài, xua tan đi những suy nghĩ bi quan tiêu cực Hợp đã nhờ gia đình mượn, mua sách báo về đọc. Cũng chính từ đó những vần thơ về quê hương, gia đình, tình yêu cuộc sống bắt đầu được ra đời mà độc giả đầu tiên của anh là cha mẹ, người thân và bà con hàng xóm. Với thân hình gầy gò, đôi tay cử động yếu ớt run run, từng ngày anh vẫn cần mẫn miệt mài nắn nót nâng niu từng con chữ dệt lên những vần thơ khát khao cháy bỏng yêu thương. Và mỗi chiều hoàng hôn, bên cây đàn ghi ta anh lại hát lên những bài tình ca cao nguyên của nhạc sĩ Nguyễn Cường đầy sâu lắng, tha thiết yêu đời…

10382650_1491008111130566_5949280078244807011_n
Vịn thơ đứng dậy toả sáng
Con đường sự nghiệp thơ của Hợp được soi sáng từ năm 2006, khi anh đọc trên báo Đắk Lắk biết tin Hội VH-NT tỉnh mở cuộc “Vận động sáng tác Văn học năm 2006”. Anh đã gửi tham gia cuộc thi với chùm thơ ba bài thơ. Thật bất ngờ anh đã đoạt giải C chung cuộc. Từ niềm vui đó anh đã có thêm động lực hăng say viết nhiều hơn, hay hơn. Các sáng tác của Hợp lần lượt được in thường xuyên trên các báo, tạp chí từ trung ương đến địa phương như: Tạp chí chưyangsin, Văn nghệ trẻ, Tuần báo văn nghệ, Văn nghệ quân đội… Dành dụm từ tiền nhuận bút Hợp đã mua được cho mình bộ máy vi tính cũ. Ban đầu chưa biết sử dụng nhưng bằng sự đam mê tìm tòi, sau một thời gian anh đã dùng nó một cách dễ dàng. Từ căn phòng nhỏ, bốn bức tường tối tăm anh đã nuôi dưỡng những ước mơ tươi sáng, khát vọng sống mãnh liệt qua từng trang thơ của mình. Qua internet thơ của anh cũng được đăng tải trên nhiều trang web thơ trong cả nước.
Năm 2010 anh đã xuất bản tập thơ đầu tay “Thơ và Tôi” do NXB Văn Nghệ ấn hành đã được nhiều bạn đọc yêu thơ mến mộ nhiệt tình đón nhận. Đến năm 2011 nhận được sự ủng hộ của học bỗng Phạm Trường Tân, anh đã xuất bản tập thơ thứ hai “Ngày Xa Em” – (NXB Thanh Niên). Với 2 tập thơ được bản liên tiếp cùng nhiều thơ được in trên báo, cuối năm 2011 anh vinh dự được kết nạp vào Hội VHNT tỉnh Đắk Lắk. Bằng sự nổ lực lao động sáng tạo nghệ thuật say mê cần mẫn và nghị lực phi thường, năm 2012 anh đã cho ra đời tập thơ thứ ba “Mùa Gọi – NXB Hội Nhà Văn”, tập thơ đã đạt được giải thưởng cao Hội VHNT tỉnh Đắk Lắk năm 2012 , đồng thời anh còn được nhận giải Tác giả trẻ – Giải thưởng VHNT của LH các ngành VHNT Việt Nam năm 2012.
Ngoài ra thơ anh còn được tuyển chọn in chung trong nhiều tuyển tập như: Khúc tao ngộ (NXB Thanh Niên 2012), Cây vẫn trổ hoa (NXB Công an Nhân dân 2012), Tam thi nhất mệnh (NXB Hội Nhà văn 2012), Văn Thơ Việt tập 3 (NXB Hội Nhà Văn năm 2012)… Dù đã đạt những thành công nhất định trên con đường thi ca mà không phải nhà thơ trẻ nào cũng có thể dễ dàng làm được, nhất là với một người mang trong mình căn bệnh nan y, đau đớn luôn dày vò tinh thần thể xác ngày đêm như anh. Vậy mà anh luôn khiêm tốn chia sẻ rằng “Đối với tôi bây giờ, ngoài thơ ra thì cũng chẳng có gì để giải bày tâm sự. Điều đó có nghĩa thơ là nguồn sống duy nhất của tôi trong cuộc sống lúc này. Tôi làm thơ không phải để mong mình được nổi tiếng nhưng tôi sẽ cố gắng dùng tất cả những tháng ngày còn lại của mình để viết lên những vần thơ làm đẹp cho đời”. Đọc những tập thơ của Hợp tôi nhận ra đầy sự trăn trở, trải nghiệm cuộc sống, tình yêu thương con người, tình yêu thương lứa đôi, niềm tin hi vọng và sự đồng cảm sâu sắc với những mảnh đời éo le khác. Thơ anh mang một niềm tin ngời sáng với một khát vọng sống mãnh liệt. Chính vì thế đã gây được nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc yêu thơ khắp nơi..

10449484_1542436862654357_6458540750883429193_n
Khát vọng sống sẻ chia yêu thương
Nhà thơ Tố Hữu từng có câu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Cuộc sống là một quá trình “cho và nhận”. Khi ta cho đi nhiều thì ta cũng nhận lại nhiều. Sống là phải biết quan tâm, và có ý thức trách nhiệm đối với bản thân, xã hội. Với Hợp “Sống là cho đi không cần nhận lại”, không chỉ vượt qua nỗi đau bệnh tật, bất hạnh của mình, viết lên những vần thơ đẹp ý nghĩa tha thiết dâng đời, mà anh còn tích cực tham gia kết nối cộng đồng làm từ thiện, chia sẻ nỗi đau khó khăn với những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống.
Đầu tháng 1 năm 2012 anh cùng vài người bạn khuyết tật khác đã xây dựng trang web thơ www.hoiquantre.info mở ra Diễn đàn Hội Quán Trẻ, góp phần tạo nên một sân chơi, giao lưu học hỏi lành mạnh cho những tâm hồn yêu thơ, đặc biệt là các bạn trẻ ở khắp nơi trên đất nước…Trải qua gần 2 năm hoạt động Diễn đàn đã thu hút gần 5000 thành viên tham gia giao lưu, trao đổi về thơ ca, sẻ chia những vui buồn cuộc sống tìm lại niềm tin thăng bằng cho bản thân mình..Cũng qua Diễn đàn này, anh đã kêu gọi quyên góp ủng hộ cho một bạn nam thành viên mắc bệnh ung thư cột sống ở Phú Thọ xây lại căn nhà cũ dột nát với số tiền 21 triệu đồng. Vận động ủng hộ (10 triệu đồng) cho một bạn gái ở Hà Nội mắc bệnh ung thư máu ghép tuỷ. Đồng thời mỗi tháng Hợp còn trích phần tiền từ nhuận bút thơ của mình trao 2 – 3 suất học bỗng cho những em học sinh, sinh viên nghèo vượt khó học giỏi ở huyện Lắk (trị giá 300.000 đồng cho một em mỗi tháng)..

10305971_1484336898464354_995416906877126675_n
Một điều đặc biệt mang ý nghĩa và niềm vui to lớn đến nay đối với Hợp là anh đã đăng ký thủ tục “Hiến giác mạc” cho Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam thành công. Và còn một điều mong muốn nữa là xin tình nguyện “Hiến cơ thể” cho y học sau khi qua đời mà chưa được… Chia sẻ về điều này anh tâm sự: “Có rất nhiều việc chúng ta có thể làm để giúp ích cho cuộc đời. Nếu có điều kỳ diệu từ khoa học tiên tiến và làm tôi có thể đi được, tôi sẽ làm được rất nhiều việc, trong đó có từ thiện. Còn bây giờ điều làm tôi vui nhất là được sống những tháng ngày có ý nghĩa nhất, được sống bằng niềm đam mê và được làm điều gì đó có ích cho cuộc đời đến giây phút cuối cùng”. Điều đó đã thể hiện trong thơ anh “Chiếc lá khô rụng xuống, vẫn có ích cho đời/. Khi hiến thân vào đất, hóa mỡ màu tốt tươi” (Trích “Lá Khô” – Huệ Nguyên).
Vâng, nghe những lời tâm sự của Hợp mà lòng tôi xúc động, đôi mắt cay cay. Tôi thực sự khâm phục tấm lòng và khát vọng sống, dâng hiến mãnh liệt của anh. Nhìn anh tôi chợt nhớ những câu hát thật ý nghĩa trong bài ca “Khát vọng của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn” “Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la / Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa…”. Cảm ơn anh, một con người mang thân thể không lành lặn nhưng có một trái tim tâm hồn trong sáng lành lặn, nhân ái cao cả. Anh đã dâng cho đời bao điều tốt đẹp nhất bằng những vần thơ hay và việc làm ý nghĩa. Anh đã cho tôi và xã hội thêm một bài học sâu sắc, vô cùng quý báu về cuộc sống này…
Vừa qua sau nhiều ngày trọng bệnh, anh đã ra đi về miền cực lạc vào 18h ngày 3/11 ở tuổi 28, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho gia đình bạn bè cùng tất cả người yêu thơ khắp nơi trên đất nước. Hình ảnh và những vần thơ cũng những việc làm của anh mãi in sâu, sống mãi trong lòng chúng ta. Xin nguyện cầu cho anh về nơi an nghỉ bình yên thanh thản. Vĩnh biệt anh một tâm hồn thơ bất tử…
Xin giới độc giả chùm thơ của anh:

Mòn ngày
Câu chữ ngủ mê trong vành nôi vô cảm
con ru ngày mòn rỗng
thứ ngôn từ lặng câm

mẹ lội qua dòng ký ức con
lặng lẽ vết phèn lấm màu năm tháng
vệt bùn ruộng sâu bỗng thơm đến lạ
trổ nhánh mùa dậy hương

cái nghèo vắt qua cơn sốt nửa đêm
tiếng rỉ rên sờn rách màu cổ tích
ngày lại trong hơn tiếng cười của mẹ
đồng chiều nhòa gió dáng già nua..
con lật luống cày ngôn ngữ cằn khô
chẳng thể trồng nổi câu thơ trên mảnh vườn tuổi mẹ
ngày cứ mòn như câu chữ
câm lặng từng nếp nhăn

Mùa gọi
Giật mình vấp ngày tháng sáu
Ô hay mùa đến bao giờ?
Cao nguyên em – người thiếu nữ
Dỗi hờn chợt nắng chợt mưa!..
Em giấu điều gì trong mắt
Để ngày trong veo, trong veo!
Mầm xanh bật chồi cỏ khát
Choàng lên ước vọng tươi màu!
Núi nằm hớ hênh áo mỏng
Voan mây hờ đắp ngang trời
Mạ non lấm đầy cọng gió
Chạm vừa dịu ngọt làn môi
Tiếng chim rót vào chiều vắng
Nhặt về một phút bình yên
Như chưa một lần lỗi hẹn
Thì thầm mùa gọi Cao Nguyên

8/6/2012

Trở giấc ngày tuổi dại

vết sẹo ngã trâu gọi tôi băng qua cánh đồng tuổi dại
mùi cá nướng sém chiều
gai kí ức cào rách ngực
những quả trứng cò, trứng cuốc lặng im

ngủ trong một góc tôi bãi sậy xanh um
đám trẻ trốn tìm quên đàn bò gặm ngày dở miệng
sào lúa chúng nhởn nha gặm hết
nhát roi cha quất lằn mông giờ vẫn đau

thuở tắm truồng rám cả tuổi thơ tôi
cáu bám vào thời gian chảy ngược
tôi chảy vào dòng sông dòng sông chảy vào tuổi nhớ
những con ốc con cua lội vào giấc mơ
thời gian khép những cánh cửa hồn nhiên
sấp ngửa cuộc áo cơm mòn ngày chữ
những lâu đài tôi xây bằng viên gạch cám dỗ
bít cõi tôi lối về
vết sẹo ngã trâu một ngày trở giấc
rủ rỉ thứ ngôn từ lặng câm

22/2/2013

Trôi trong đêm
(Kính tặng Mẹ)

Trôi trong đêm
tiếng ho xé toang thinh lặng
nhức nhối giấc mơ người mẹ
ngày lấm bùn / úp mặt vào nắng gió
cái ngủ chạm vừa khuya khoắt
cơn sốt về đêm
đứa con đến tuổi trưởng thành chẳng đủ lớn khôn
nhẫn nại thả vào đêm tiếng ho yếu ớt
di chứng của căn bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne quái ác
gõ nhịp ru cơn sốt tiếng mưa cồn
có bàn tay người mẹ vuốt ve con
chai sần, thô ráp
người thanh niên trôi cùng đêm xơ xác
lưng trơ những dẻ xương
tiếng ho mắc cạn đêm
giãy giụa
vẫn dịu dàng bàn tay người mẹ
vỗ về…
vỗ về…
chàng thanh niên chạy trong giấc mơ
vấp lời ru ngọt lịm
chợt thấy mình khỏe mạnh
lăn lóc trên đồng lấm giọt phù sa
người mẹ đặt nụ cười hiền dịu trên môi ánh mắt no một niềm hạnh phúc
đêm vẫn lẩn vào tiếng mưa
người mẹ khoác lên mình cơn sốt
đôi tay vỗ về
vỗ về…
tiếng ho theo đứa con vào giấc mơ đi lạc

6/9/2012

Sương trôi chiều Đăk Mil

Có một chiều cao nguyên lạc trong anh
hoàng hôn vén màn sương mê dụ lắm
những đỉnh núi quấn khăn sương nõn trắng
tựa cô gái đôi mươi quyến rũ lạ thường!

Anh trôi trong sương bằng vận tốc chiếc xe
trót uống cạn màu xanh chiều gầy cơn khát
chẳng phải cao nguyên em ơi, Sa Pa anh đi lạc
có giọt mắt em dốc cạn bao lần

Sương bùa mê để cuống quýt bàn chân
ai lỡ ngắm núi chiều nay lõa thể
em đừng mách kẻo có người xấu hổ
mảnh voan mây anh vừa trộm mang về
Đăk Mil một chiều anh ghé qua

6/10/2012

Trôi trong bình minh

một sớm trôi cùng bình minh Cao nguyên
những dòng sông sương chảy tràn thung sâu
như mái tóc em mềm mại
đắp lên giấc mơ những vườn cà phê ngái ngủ
đỏ au trái chín
gọi mùa…

mặt trời chạy thi cùng chuyến xe
lăn lóc đuổi bóng mình trên đất
ướt mèm sương trinh nguyên
vỡ điều khát bỏng
ngày miên man lời mê dụ
xanh

những vườn cao su uốn mình ôm eo con đường
run rẩy một màu xanh tưới lên tít tắp
ta trôi trong mát lành sương sớm
uống cạn bầu trời trong veo

những tia nắng xiên những hàng cao su đan vào nhau
đều đặn sợi chỉ thêu lấp lánh
vỡ ra vạt dã quỳ khiêu khích
vàng mênh mang, mênh mang
chiếc xe neo mình vào con đường rừng chênh vênh
cao nguyên neo mình vào bình minh huyền hoặc
ta neo vào ngây dại
trôi trong lời mê say

24/10/2012

Cao nguyên mùa xuân

em ạ, chiều nay những cánh ong bay tìm mật
phác họa mùa vung vãi phấn thơm
để vạt gió bung túi hương trời đất
miên man chồi non đói giấc đại ngàn
anh bơi trong hơi thở mùa xuân
uống trọn sắc hoa cà phê trắng trinh như giấc mơ em một dạo
ngào ngọt tựa chiếc hôn đầu
anh chảy trong màu xanh không tuổi
nhức nhối lời cao su
mơn mởn lời vườn tược
bazan hát ru ngày mênh mang, mênh mang
hãy về cao nguyên đi em
buổi chợ phiên khép màn sương huyền hoặc
cùng anh trôi trong miên man lời kể
cánh dã quỳ chơi vơi
ché rượu cần gọi khát bờ môi
gọi đêm nhà dài tha thiết
ánh mắt em vào hồn anh đi lạc
ngủ mê trong núm chiêng đồng
anh chẳng thể cản bước mùa đâu em!

13/11/2012

Mồ côi tuổi gió

Gió gọi ta đi xuyên những khu rừng Đăk Mil
thấp thoáng trong sương những tấm biển đề “Rừng cấm”
rừng đã ngủ quên từ khi nào chẳng biết
chỉ gió hát lời ban sơ!
gió chạy cùng những chuyến xe
cay xé mắt
gió mồ côi tuổi gió
đọng lại khóe môi ngấn lệ
nào phải ta khóc đâu
gió khóc nỗi cô đơn khát cánh rừng ấp ôm nỗi nhớ
vô tình giọt lệ gió
lấm trên môi kẻ lữ hành!…
rừng được khoác lên mình bằng màu xanh của những nương ngô
những rẫy mì ngút ngát
những tấm biển đề “Rừng cấm”
nằm hiên ngang
thách thức thời gian, nắng mưa, bão táp
dăm cây bụi được gọi là rừng cao chưa đầy 3 mét
hồn nhiên hát lời rừng xanh!
ta thấy mình là gió lang thang
bưng mặt cút côi đói lời dấu chân dã thú
những con thú ngủ quên ngày bờ bụi
đi hoang trong ký ức hóa thạch: rừng!…
gió mồ côi, góa bụa.

03/10/2012

Trăm năm
Em ru ta ngủ
Đắp ngang tấm thân mảnh chiều dìu dịu hương hoa cỏ
Và mây mỏng gối đầu
Và bạt ngàn Cao nguyên gió!
Ta ngủ mê trong hơi sương
Ta thiếp đi trong giấc mơ mắt em ngấn lệ
Ta tan vào giọt thơ em
Tràn trong vườn nắng
Trăm năm, trăm năm
Liệu có nguôi quên nỗi niềm tên du mục?
Ầu ơ câu hát
Ta thả vào miền hoang lạnh
Gọi em!…

19.4.2012

Thoáng chiều

Này em một dúm gió trời
Ta đem bện lại làm nôi em nằm
Mây chiều vắt nửa qua song
Nhón tay kết lại chiếc vòng cầu hôn!
Này em một nụ trăng non
Xuân thì một nụ ta còn đợi nhau
Chiều gầy nở đóa khát khao
Thôn trăng chạm giấc chiêm bao một ngày!
Cao nguyên rộn bước chân say
Cỏ non gối mỏng thắp đầy hồn quê
Môi mềm ướp giọt sương khuya
Tan trong nhau tiếng thầm thì hương xuân!
Thoáng chiều chạm ngõ muộn mằn
Chạm em nếp nghĩ bỗng lằn triền quê!

18.4.2012

Chạm phía giấc mơ

Giấc mơ nào đưa em về phía ta
Em lạc bước giữa miền xa lạ
Những nếp nhà dài giấu tiếng chiêng vào ngực đêm rộn rã
Ánh mắt trẻ thơ ngơ ngác đứng nhìn!
Bến Lăk chiều nắng như ngàn mũi tên
Găm xuống mặt hồ nghiêng chao thuyền độc mộc
Quấn bàn chân em, chạy dài quán dốc
Ngọn gió lang thang ủ hương tóc một người…
Giấc mơ nào đưa em về phía không lời
Đôi tay ngoan muốn ôm cả đất trời Cao Nguyên bỏng khát
Chiều trong như đáy mắt
Ai thâu đầy hương cỏ ngọt môi đêm?
Giấc mơ nào chạm phía chung riêng?
Ngon như trái đầu mùa vừa chín
Đôi mắt tìm nhau quyến luyến
Gối cỏ mượt tóc em mây đắp ấm vạt hồn!…
Giấc mơ nào vừa lạc phía hoàng hôn?

10.5.2012

Biên tập: Vương Chi Lan

Huệ Nguyên nhà thơ trẻ giàu nghị lực mãi sống trong lòng bạn yêu thơ – Ngọc Lâm

Netvietnet.org vô cùng thương tiếc bạn Huệ Nguyên
Kính chúc hương linh Nhà thơ trẻ Huệ Nguyên sớm được nhẹ nhàng thảnh thơi, rũ bỏ xác phàm về non bồng tiên cảnh, dứt nợ trần ai.

Netvietnet.org chân thành cảm ơn hương linh Nhà thơ Huệ Nguyên là thành viên netvietnet.org suốt thời gian qua. Netvietnet.org sẽ nhớ đến bạn và tiếp tục đăng thơ của bạn trên netvietnet.org để nhắc đến hương linh Nhà thơ Huệ Nguyên với các bạn netvietnet.org.

Huệ Nguyên được mọi người biết đến là một nhà thơ trẻ vùng Cao Nguyên đầy triển vọng. Anh đã xuất bản 3 tập thơ và được in trên nhiều tờ báo, tạp chí từ trung ương đến địa phương. Với giọng thơ trẻ trung, mượt mà tha thiết, trữ tình, giàu tình yêu thương con người, cuộc sống, quê hương đã để lại trong lòng độc giả nhiều cảm xúc tốt đẹp. Nhưng có lẽ ít ai biết rằng, những vần thơ ấy được viết bằng mồ hôi nước mắt, nghị lực phi thường của một chàng trai đã mang trong mình căn bệnh nan y quái ác suốt 24 năm qua.
Nỗi đau số phận
Huệ Nguyên tên thật là Nguyễn Văn Hợp, sinh năm 1986, hiện đang sống tại thôn Mê Linh 2, xã Buôn Triết, huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk. Anh là con thứ 10 trong gia đình nghèo đông con 11 người. Cha là cựu binh, từng tham gia kháng chiến từ năm 1965 đến 1972, ông bị nhiễm chất độc màu da cam. Mẹ là một phụ nữ chân quê lam lũ hiền hậu đảm đang yêu thương chồng con hết mực.
Từ khi cất tiếng khóc chào đời Hợp cũng khoẻ mạnh bình thường như bao em bé khác. Nhưng từ khi lên 3 tuổi gia đình phát hiện cơ thể Hợp có hiện tượng bất thường, chân tay chậm phát triển và các cơ teo tóp dần. Cả nhà lo lắng, hoang mang đã đưa anh đi điều trị ở nhiều bệnh viện khắp nơi, nhưng các bác sĩ đều lắc đầu bó tay trước căn bệnh nan y mang tên Loạn dưỡng cơ Duchenne này ( y học vẫn chưa có thuốc chữa trị). Bắt đầu từ đó tuổi thơ Hợp chìm trong những tháng ngày ảm đạm. Suốt ngày anh chỉ ngồi một chỗ trên giường trong góc phòng đen tối. Mọi sinh hoạt cá nhân cũng phải nhờ cha mẹ người thân giúp đỡ.
Mang trong mình căn bệnh nan y, đôi chân liệt chịu nhiều đớn đau, nhưng Hợp vẫn luôn khao khát ước mơ đến trường cùng chúng bạn. Thế là hằng ngày Hợp đến trường đi học trên đôi chân của cha mẹ và người thân trong suốt 11 năm ròng rã. Do căn bệnh đã phát triển tới gian đoạn nặng, sức khoẻ yếu dần, cơ thể chỉ còn da bọc xương, nên Hợp đành phải dừng học khi vừa kết thúc năm học lớp 11.
Gia đình vốn nghèo, quanh năm lam lũ với nghề trồng lúa vụ được vụ mất. Nhìn cha mẹ người thân vất vả sớm khuya mệt nhọc lo cuộc sống lại còn phải lo thuốc thang chăm sóc mình. Hợp cảm thấy là gánh nặng của gia đình. Có nhiều lúc anh muốn tìm đến cái chết giải thoát mình cho mọi người đỡ khổ. Nhưng rồi lương tâm của anh không cho phép bản thân làm thế. Cả nhà ai cũng hiểu được tâm lý, nỗi đau buồn trong sâu thẳm trái tim Hợp, nên đã tìm mọi cách an ủi động viên anh mỗi ngày hi vọng vào ngày mai tươi sáng. Được sống trong vòng tay yêu thương đầm ấm của người thân Hợp đã nguôi ngoai dần nỗi đau số phận, anh dần lấy lại tinh thần, nở nụ cười trên môi, sống lạc quan yêu đời hơn. Hợp tự nhủ lòng mình “còn sống thì còn hi vọng, không thể để gia đình buồn hơn nữa. Dù chỉ còn một hơi thở cuối cùng cũng phải chiến đấu với bệnh tật để sống vui vẻ”.
Để kết nối với cuộc sống bên ngoài, xua tan đi những suy nghĩ bi quan tiêu cực Hợp đã nhờ gia đình mượn, mua sách báo về đọc. Cũng chính từ đó những vần thơ về quê hương, gia đình, tình yêu cuộc sống bắt đầu được ra đời mà độc giả đầu tiên của anh là cha mẹ, người thân và bà con hàng xóm. Với thân hình gầy gò, đôi tay cử động yếu ớt run run, từng ngày anh vẫn cần mẫn miệt mài nắn nót nâng niu từng con chữ dệt lên những vần thơ khát khao cháy bỏng yêu thương. Và mỗi chiều hoàng hôn, bên cây đàn ghi ta anh lại hát lên những bài tình ca cao nguyên của nhạc sĩ Nguyễn Cường đầy sâu lắng, tha thiết yêu đời …
Vịn thơ đứng dậy toả sáng
Con đường sự nghiệp thơ của Hợp được soi sáng từ năm 2006, khi anh đọc trên báo Đắk Lắk biết tin Hội VH-NT tỉnh mở cuộc “Vận động sáng tác Văn học năm 2006”. Anh đã gửi tham gia cuộc thi với chùm thơ ba bài thơ. Thật bất ngờ anh đã đoạt giải C chung cuộc. Từ niềm vui đó anh đã có thêm động lực hăng say viết nhiều hơn, hay hơn. Các sáng tác của Hợp lần lượt được in thường xuyên trên các báo, tạp chí từ trung ương đến địa phương như: Tạp chí chưyangsin, Văn nghệ trẻ, Tuần báo văn nghệ, Văn nghệ quân đội… Dành dụm từ tiền nhuận bút Hợp đã mua được cho mình bộ máy vi tính cũ. Ban đầu chưa biết sử dụng nhưng bằng sự đam mê tìm tòi, sau một thời gian anh đã dùng nó một cách dễ dàng. Từ căn phòng nhỏ, bốn bức tường tối tăm anh đã nuôi dưỡng những ước mơ tươi sáng, khát vọng sống mãnh liệt qua từng trang thơ của mình. Qua internet thơ của anh cũng được đăng tải trên nhiều trang web thơ trong cả nước.
Năm 2010 anh đã xuất bản tập thơ đầu tay “Thơ và Tôi” do NXB Văn Nghệ ấn hành đã được nhiều bạn đọc yêu thơ mến mộ nhiệt tình đón nhận. Đến năm 2011 nhận được sự ủng hộ của học bỗng Phạm Trường Tân, anh đã xuất bản tập thơ thứ hai “Ngày Xa Em” – (NXB Thanh Niên). Với 2 tập thơ được bản liên tiếp cùng nhiều thơ được in trên báo, cuối năm 2011 anh vinh dự được kết nạp vào Hội VHNT tỉnh Đắk Lắk. Bằng sự nổ lực lao động sáng tạo nghệ thuật say mê cần mẫn và nghị lực phi thường, năm 2012 anh đã cho ra đời tập thơ thứ ba “Mùa Gọi – NXB Hội Nhà Văn”, tập thơ đã đạt được giải thưởng cao Hội VHNT tỉnh Đắk Lắk năm 2012 , đồng thời anh còn được nhận giải Tác giả trẻ – Giải thưởng VHNT của LH các ngành VHNT Việt Nam năm 2012.
Ngoài ra thơ anh còn được tuyển chọn in chung trong nhiều tuyển tập như: Khúc tao ngộ (NXB Thanh Niên 2012), Cây vẫn trổ hoa (NXB Công an Nhân dân 2012), Tam thi nhất mệnh (NXB Hội Nhà văn 2012), Văn Thơ Việt tập 3 (NXB Hội Nhà Văn năm 2012)… Dù đã đạt những thành công nhất định trên con đường thi ca mà không phải nhà thơ trẻ nào cũng có thể dễ dàng làm được, nhất là với một người mang trong mình căn bệnh nan y, đau đớn luôn dày vò tinh thần thể xác ngày đêm như anh. Vậy mà anh luôn khiêm tốn chia sẻ rằng “Đối với tôi bây giờ, ngoài thơ ra thì cũng chẳng có gì để giải bày tâm sự. Điều đó có nghĩa thơ là nguồn sống duy nhất của tôi trong cuộc sống lúc này. Tôi làm thơ không phải để mong mình được nổi tiếng nhưng tôi sẽ cố gắng dùng tất cả những tháng ngày còn lại của mình để viết lên những vần thơ làm đẹp cho đời”. Đọc những tập thơ của Hợp tôi nhận ra đầy sự trăn trở, trải nghiệm cuộc sống, tình yêu thương con người, tình yêu thương lứa đôi, niềm tin hi vọng và sự đồng cảm sâu sắc với những mảnh đời éo le khác. Thơ anh mang một niềm tin ngời sáng với một khát vọng sống mãnh liệt. Chính vì thế đã gây được nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc yêu thơ khắp nơi..
Khát vọng sống sẻ chia yêu thương
Nhà thơ Tố Hữu từng có câu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Cuộc sống là một quá trình “cho và nhận”. Khi ta cho đi nhiều thì ta cũng nhận lại nhiều. Sống là phải biết quan tâm, và có ý thức trách nhiệm đối với bản thân, xã hội. Với Hợp “Sống là cho đi không cần nhận lại”, không chỉ vượt qua nỗi đau bệnh tật, bất hạnh của mình, viết lên những vần thơ đẹp ý nghĩa tha thiết dâng đời, mà anh còn tích cực tham gia kết nối cộng đồng làm từ thiện, chia sẻ nỗi đau khó khăn với những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống.
Đầu tháng 1 năm 2012 anh cùng vài người bạn khuyết tật khác đã xây dựng trang web thơ www.hoiquantre.info mở ra Diễn đàn Hội Quán Trẻ, góp phần tạo nên một sân chơi, giao lưu học hỏi lành mạnh cho những tâm hồn yêu thơ, đặc biệt là các bạn trẻ ở khắp nơi trên đất nước…Trải qua gần 2 năm hoạt động Diễn đàn đã thu hút gần 5000 thành viên tham gia giao lưu, trao đổi về thơ ca, sẻ chia những vui buồn cuộc sống tìm lại niềm tin thăng bằng cho bản thân mình..Cũng qua Diễn đàn này, anh đã kêu gọi quyên góp ủng hộ cho một bạn nam thành viên mắc bệnh ung thư cột sống ở Phú Thọ xây lại căn nhà cũ dột nát với số tiền 21 triệu đồng. Vận động ủng hộ (10 triệu đồng) cho một bạn gái ở Hà Nội mắc bệnh ung thư máu ghép tuỷ. Đồng thời mỗi tháng Hợp còn trích phần tiền từ nhuận bút thơ của mình trao 2 – 3 suất học bỗng cho những em học sinh, sinh viên nghèo vượt khó học giỏi ở huyện Lắk (trị giá 300.000 đồng cho một em mỗi tháng)..
Một điều đặc biệt mang ý nghĩa và niềm vui to lớn đến nay đối với Hợp là anh đã đăng ký thủ tục “Hiến giác mạc” cho Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam thành công. Và còn một điều mong muốn nữa là xin tình nguyện “Hiến cơ thể” cho y học sau khi qua đời mà chưa được..Chia sẻ về điều này anh tâm sự: “Có rất nhiều việc chúng ta có thể làm để giúp ích cho cuộc đời. Nếu có điều kỳ diệu từ khoa học tiên tiến và làm tôi có thể đi được, tôi sẽ làm được rất nhiều việc, trong đó có từ thiện. Còn bây giờ điều làm tôi vui nhất là được sống những tháng ngày có ý nghĩa nhất, được sống bằng niềm đam mê và được làm điều gì đó có ích cho cuộc đời đến giây phút cuối cùng”. Điều đó đã thể hiện trong thơ anh “Chiếc lá khô rụng xuống, vẫn có ích cho đời/. Khi hiến thân vào đất, hóa mỡ màu tốt tươi” (Trích “Lá Khô” – Huệ Nguyên).
Vâng, nghe những lời tâm sự của Hợp mà lòng tôi xúc động, đôi mắt cay cay. Tôi thực sự khâm phục tấm lòng và khát vọng sống, dâng hiến mãnh liệt của anh. Nhìn anh tôi chợt nhớ những câu hát thật ý nghĩa trong bài ca “Khát vọng của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn” “Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la / Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa…”. Cảm ơn anh, một con người mang thân thể không lành lặn nhưng có một trái tim tâm hồn trong sáng lành lặn, nhân ái cao cả. Anh đã dâng cho đời bao điều tốt đẹp nhất bằng những vần thơ hay và việc làm ý nghĩa. Anh đã cho tôi và xã hội thêm một bài học sâu sắc, vô cùng quý báu về cuộc sống này…
Vừa qua sau nhiều ngày trọng bệnh, anh đã ra đi về miền cực lạc vào 18h ngày 3/11 ở tuổi 28, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho gia đình bạn bè cùng tất cả người yêu thơ khắp nơi trên đất nước. Hình ảnh và những vần thơ cũng những việc làm của anh mãi in sâu, sống mãi trong lòng chúng ta. Xin nguyện cầu cho anh về nơi an nghỉ bình yên thanh thản. Vĩnh biệt anh một tâm hồn thơ bất tử…
Xin giới độc giả chùm thơ của anh:
Mòn ngày
câu chữ ngủ mê trong vành nôi vô cảm
con ru ngày mòn rỗng
thứ ngôn từ lặng câm (more…)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *