Nếu chúng ta tư duy vấn đề gì là một, thì chúng ta mơ mộng tràn trề xung quanh nó là rất nhiều. Vì tư duy là bằng ý thức có hạn. Còn mơ mộng là hoạt động vô hạn trong tâm lý vốn phức tạp của con người chúng ta. Nhưng vì tinh thần là tự do cá nhân, nó luôn bị giới hạn bởi hoàn cảnh sống khác nhau của mỗi người. Và cái thực không bao giờ chứa đựng hết cái ảo. Cho nên đa số mọi người đều được cứu thoát khỏi những cơn mơ mộng kinh niên, để trở về với thế giới hiện thực này mà sống an toàn vậy. Tuy nhiên đối với thiên tài và vĩ nhân thì khác. Vì thiên tài và vĩ nhân thì cứ mơ mộng suốt mùa thu luôn. Và mơ mộng của họ, lâu ngày cô đọng lại như những mũi tên sắc bén, có thể đi xuyên qua đá núi lạnh lùng vô cảm, để đi tới cuối chân trời thiên thu bất tử… Còn những người sắp điên hay đã điên hẳn rồi thì lại khác nữa. Vì họ là những con người có hoàn cảnh tinh thần không thay đổi được. Cho nên đó là những người phải chứng kiến sự sụp đổ và phá sản, trong một thế giới khác với thế giới con người của chúng ta. Đó là một thế giới cuồng nộ và bất tương xứng, bởi các quy luật tự nhiên không thể hoạt động được. Và tâm cảnh của các thiên tài cũng tương tự như thế. Tinh thần họ luôn là dòng nham thạch cháy đỏ đang chảy xuống thấp, là dấu vết cuối cùng trên con đường xuống địa ngục. Cho nên những gì họ nói lại với chúng ta, đều là những “tin tức nóng bỏng nơi chiến trường” tâm lý cùng cực của họ rồi. Vì thế thiên tài là rất đau khổ, khi họ chết đi, mọi người của chúng ta đều nhớ tiếc đến họ mãi. Và một đứa bé một hai tuổi, thì chúng ta không thể đo lường được sự hiểu biết của nó là như thế nào cho chính xác. Nhưng chắc chắn khi đưa bé đó có hiểu biết, thì nó sẽ có mơ mộng. Và cái sự mơ mộng đó là đến từ nhiều phía xung quanh nó, hơn là sự giáo dục và hy vọng của chúng ta. Vì đó là những hoạt chất cần thiết để kết tủa xung quanh cái lõi là hy vọng, sắp sửa hình thành sau này trong tinh thần nó. Tuy nhiên mơ mộng bao giờ cũng vu vơ. Nhưng hy vọng dường như luôn là có thực trong mỗi con người. Cho dù đó là một đứa bé còn rất nhỏ tuổi.

Nhưng con người hiểu biết tới đâu, thì sẽ mơ mộng tới đó thôi. Rồi đến một lúc nào đó, sự hiểu biết đã khai phá hết những vùng đất hoang vu trong tâm hồn, thì mơ mộng trùng khơi kia cũng sẽ tan theo mưa gió mà thôi. Vì chỉ có sự trãi nghiệm của tâm hồn, thì mới có cách hóa giải được những cơn mơ mộng miên man dây dứt. Và đã có rất nhiều người đã chết trong những cơn mộng miên man này rồi. Vì nếu như tinh thần con người đau khổ bế tắt, mà không chịu đựng được, thì mơ mộng sẽ tăng lên rất nhanh, với đủ các hình bóng xinh đẹp mang nhiều ám ảnh, như những bóng ma hoang vu treo đâu đó trên đầu suốt ngày đêm. Vì trong chỗ nhỏ hẹp, thì con người mới mong muốn chạy ra chỗ rộng thoáng hơn để thở cho đả. Nhưng vấn đề tinh thần là vô hình, và nó đâu có rõ ràng như một công việc hữu sự gì đó, phải làm cho xong. Vậy là những “vấn đề” gì đó sẽ được tâm lý rúng động của chúng ta nhân lên mãi trong cái ngõ hẹp tăm tối kia, nên làm con người chúng ta khốn khổ vô cùng. Vì thế đa số những người đã phát điên lên rồi, thì những người này, đều có một thời gian mơ mộng đỉnh cao, rồi sau đó sụp đổ xuống vực sâu mãi mãi. Nhưng hiểu biết thông qua sự trãi nghiệm của tâm hồn. Là sự vượt qua thế giới hổn độn trong tâm lý vốn phức tạp của con người, một cách khoa học và dũng cảm nhất. Vì nó luôn bỏ cái này đi để lấy cái khác. Chứ nó không mơ mộng khơi khơi mãi để rồi chẳng biết để vào đâu. Cho nên càng có nhiều trãi nghiệm, thì con người càng ít mơ mộng đi. Vì cái con người có trãi nghiệm này, là đã chắt lọc được những hơi hương nơi đáy sâu sầu khổ của tâm hồn, để tạo ra văn hóa mà sống thanh khiết hơn với ngoại vật. Vì ngoài ý thức ra, thì tâm lý con người trong tiềm thức là thế giới của hình ảnh hổn độn. Kế đó là thế giới cảm giác choáng ngợp, đa sắc đa thanh của tâm linh. Và sau đó nữa là tâm thức. Là một thế giới sáng sủa tinh khôi. Và chúng ta nên biết, phần tiền tâm thức là thế giới của các A la hán. Còn phần kết tâm thức là thế giới của Phật đắc đạo. Và thế giới cuối cùng này, là có tất cả vô lượng thế giới trong đó hết.
Do đó càng ít hiểu biết những gì như những trãi nghiệm về tâm hồn, thì càng nhiều mơ mộng vu vơ. Vì trong sự nghèo nàn về tinh thần, luôn có nhu cầu khao khát hưởng thụ những cái mộng mị, duy tâm, về những quyền năng của thế giới vô hình, từ bên ngoài tác động vào. Và chính những bùa phép mộng mị này, đã hạn chế quá trình nhận thức của con người, trước thực tại hồn nhiên đích thực. Vì đó là một sự thật duy nhất vốn được bày sẳn ra một cách khách quan trước mắt tất cả chúng ta. Vì trong cái thực tại đó, là có rất nhiều con đường khác nhau để chúng ta đi, chứ không có gì là chật hẹp cả. Tuy nhiên nếu như chúng ta chủ quan, không nhìn thấy nó thì thật khó khăn rồi. Và vì như thế nên nó đã làm cho con người chúng ta không có sự hiểu biết. Mà chỉ thích thỏa mãn tinh thần trong những vấn đề viễn vông hoang tưởng mãi thôi. Và chính những người này là đám khách hàng luôn thích tiêu thụ những giấc mơ của người khác tạo ra, cho dù với mục đích bịp bợm đi chăng nữa…
Khi sự phân tích vấn đề ra bề rộng đã tới hạn, thì nó sẽ làm con người bế tắc. Nên sinh ra đủ thứ quái thai được gọi là “sáng tạo”. Và cái tìm tòi sáng tạo nhiều con đường đó được gọi là sự đa dạng quá trớn, hay lãng mạn quá trớn. Cái quái thai trong đa dạng quá trớn này, với hình dạng “hậu hiện đại” mà chúng ta đã biết hết mức độ tự do thoải mái của nó rồi. Nhưng vì nó có nhiều ngộ nhận hơn là sự thức tỉnh của trí minh và tâm thanh tịnh. Cho nên nó đang tàn phá tinh thần của thời đại này, làm nên một vết thương nguy hiểm… Và rồi người ta lại nghi ngờ một liều thuốc “trên trời” có thể chửa trị được vết thương đó. Và chính điều đó nó đã làm căn bệnh thời đại này nặng thêm… Và rồi thời gian cuối cùng trong chiếc đồng hồ cát đó đã hết . Còn căn bệnh kia đang dẫn con người của thời hiện đại này đi đến cái chết… lúc đó người ta có tin hay không, thì cũng phải chạy theo chân Chúa mà thôi. Ha ha!
Do đa số mọi người luôn không biết bằng lòng với hiện tại, nên dễ bị lừa. Vì họ luôn mơ mộng, khi có người khác nối dài những mơ mộng này bằng những câu chuyện thần tiên thì họ rất thích. Và càng phi lý, vô lý thì họ càng thích nhiều hơn. Họ tiêu thụ những giấc mơ hoang đường của người khác mãi như một nhu cầu tâm lý, để lấp đầy cái hiện tại mà họ luôn không vừa ý đó. Những người kém hiểu biết thì mơ mộng và ham muốn càng nhiều. Cho nên những tôn giáo nào muốn có đông tín đồ bình dân, thì thường dựng lên những chuyện hoang đường phép thuật thần thông để hấp dẫn họ. Bởi vì họ là những “khách hàng tiềm năng” luôn thích tiêu thụ những giấc mơ của người khác một cách mù quáng mà. Nhưng con người có cố tiêu thụ biết bao giấc mơ nghệ thuật tươi đẹp đến mấy cũng vậy. Vì thật sự thì tất cả mọi người còn ở rất xa, rất xa sự thật, là sự thật chứa đựng sự vật tồn tại như chính nó. Nhưng thông qua những giấc mơ hoang đường kể trên, thì tất cả mọi người cứ tưởng là rất gần với ước mơ của mình rồi. Thông qua đó để nhận biết bằng ý thức và thỏa mãn mơ mộng, thì ai cũng thấy nó rất gần. Lạ thế chứ? Nhưng tôi xin nói rõ: Những câu chuyện như sấm vang lên trong tâm thức của đức Phật, thì nó rất khác với ngôn ngữ khi nó chui vào lỗ tai của chúng ta. Và những câu chuyện thần tiên đó chỉ là ví dụ như những “bản tên chỉ đường” chứ không phải là con đường. Mà con đường đó là ở trong tâm của chúng ta đó. Và điều quan trọng là chúng ta có muốn đi hay không? Hay trong chúng ta chẳng có ai chưa từng muốn đi lần nào. Thì dĩ nhiên chúng ta còn ở rất xa những lời của bậc giác ngộ nói, như những câu chuyện thần tiên được viết trong kinh. Tuy nhiên nếu chúng ta muốn vươn lên chổ sáng lạng cao ráo không u mê tâm tối nữa… Thì các bạn hãy rút ngắn khoảng cách từ chánh tâm của mình, với những mơ mộng hoang đường đó lại đi… Nhưng trong tất cả các loại mơ mộng và mơ mộng cao trào nhất là mơ mộng về tự do. Vì bản chất của tự do có tính tương đối mà thôi. Và nếu ai cương quyết đi tìm tự do theo kiểu tuyệt đối, thì tất nhiên sẽ đâm đầu vào bi kịch là không tránh khỏi. Chính vì lẫn lộn trong nhận thức về tự do, cho nên con người luôn xảy ra đối kháng và sợ hãi. Vì người ta khao khát tự do quá, nên sinh ra sợ hãi một cách vô thức mà không biết. Vì những hưng cảm hy vọng sẽ không kéo dài quá lâu, nên sau đó sẽ là sự sợ hãi trong trầm cảm tuyệt vọng. Nhưng chính yếu tố sợ hãi này lại thúc đẩy mơ mộng nhiều hơn tất cả, mà mục đích của nó là để cố thoát khỏi ra tình trạng bi đát đó mà thôi. Do đó, tự do có tự do bên trong và tự do bên ngoài.
Tự do bên trong là tự do nội tâm, là khát vọng sống, là tình yêu, là mơ ước mang tính trừu tượng… Nên nó có quyền là tự do tuyệt đối cho cá nhân. Nhưng đa số mọi người đều đi lạc vào các tinh cầu lạnh lẽo hết. Vì đó là đặc tính cá nhân của con người, ham muốn cái gì cũng muốn cho nhiều hơn mãi. Và cũng từ đó con người chúng ta cứ nhắm vào hai chữ “tự do” này, mà tha hồ mơ mộng và đòi hỏi đủ thứ. Tuy nhiên sự đòi hỏi đó chẳng qua là mơ mộng vậy. Là vì họ không biết cách kết hợp với tự do bên ngoài cho khớp, nên từ đó xảy ra bi kịch. Tuy nhiên nếu không có tự do bên ngoài, thì người ta mới đi tìm tự do bên trong bằng mơ mộng. Nhưng để thông thoát kiếm tìm được tự do thật sự thì rất khó. Mà số đông đều đi vào bế tắc trong tình trạng bất ổn bên trong, mà lại ổn định ở bên ngoài. Vậy mơ mộng chỉ có nghĩa khi nó không bao giờ trở thành hiện thực. Còn như mơ mộng mà trở thành hiện thực rồi, thì nó đã chết. Và nếu như tự do bên ngoài được mở ra, để đáp ứng cho các tự do bên trong, như là tự do hoạt động trong xã hội, là sự trình bày cái tự do bên trong ra bên ngoài, để trở thành hiện thực của tất cả các ước mơ ấp ủ bao lâu nay trong lòng. Thì dĩ nhiên là sẽ có nhiều việc để bàn. Vì mơ mộng thì nhiều mà có được bao nhiêu đâu. Vì với nhãn quan Phật giáo, là nhìn vấn đề không đứt đoạn trong cơn vui thú tự do tìm được trong chốc lát. Mà nó còn nhìn sâu vào phía bên kia của vấn đề nữa, thì thật sự mới biết nó sẽ tạo ra những cái gì. Vì thế hiện thực đời sống luôn không mang tính cá nhân nữa, mà nó phải tương tác với những đối tượng bên ngoài, để cùng tồn tại. Và để được chấp nhận trong môi trường của xã hội chung mang tính cộng đồng. Vì thế mơ mộng hay cái gọi là tự do nói chung đều có tính tương đối… Và mơ mộng, nó có khả năng mở ra tình yêu thương hay không. Hay mơ mộng nhiều quá rồi, chỉ như suốt ngày chui vào an trú trong nấm mồ một mình. Hay hưng cảm ca hát vu vơ dọc đường đời dài thăm thẳm, mà chẳng thu được cái gì cả. Vì thế, có hiểu biết thì mới có tình yêu thương rộng lớn được, chứ không phải là những mơ mộng suông. Vì tình yêu lớn nó khác với những cơn mộng muôn trùng, mà những người đa cảm thường hay sống với nó cả đời không dứt. Và đó là sự thiếu thốn tình yêu, mà sinh ra mơ mộng nhiều quá như thế thôi, chứ chẳng có hay ho gì. Vì mơ mộng là không cùng, cho một cuộc độc hành cô đơn thăm thẳm, vào trong nội tâm mình. Và mơ mộng đó chính là liều doping, giúp cho kẻ độc hành kia khỏi ngã ngựa trên đường. Nhưng sự thật thì mơ mộng gì cũng có giới hạn. Là vì nếu nó nhiều quá thì bạn để nó ở đâu đây?
Còn với tình yêu lớn thì sao? Là khi bạn càng giảm những mơ mộng cá nhân đi, thì tình yêu càng lớn và không ngừng tỏa rộng ra mãi. Vì tình yêu đó sẽ như một người vô hình, có thể đi xuyên qua thực tại đớn đau của cuộc đời bên ngoài, đang bày biện đầy tràn ra đó. Vì đó là thứ tình yêu thương vị tha, không vì lợi ích của riêng mình, là điều kiện để yêu thương người khác như một sự đổi chác, là nghĩa vụ hay trách nhiệm gì đó. Vì khi bạn thấu hiểu mọi sự thì bạn không sợ mất mác, hay lỗ lãi gì cả. Như thế nào thì bạn cũng yêu thương được hết cho dù bạn bị phản bội, bị lừa dối và thiệt thòi. Vì bạn luôn hiểu được nguyên nhân vì sao người ta lại trở thành “người xấu” như thế. Ngược lại, nếu bạn yêu thương mà chỉ muốn có lợi cho mình, muốn chiếm đoạt sở hữu cho riêng mình, thì đó là tình yêu thương vị kỷ. Tình yêu đó mà mất đi thì chỉ còn lại oán hận mà thôi. Và tình yêu thương đó, cũng chẳng khác nào một thứ mơ mộng hảo huyền rồi… Sự mơ mộng có liên hệ với hạnh phúc của con người như thế nào. Trong khái niệm về đánh giá chỉ số hạnh phúc, bạn nên biết rằng không phải vì giàu nghèo, đẹp xấu hay đúng sai để bạn lựa chọn. Mà là cái gì vừa ý và phù hợp cả đôi bên, thì đó là cái sẽ đem lại hạnh phúc cho bạn. Tuy nhiên mơ mộng lại không như vậy, vì nó luôn hướng về một phía để bù đắp cho chính mình mà thôi. Mơ mộng là một sự tham lam căn bản, cho mọi thứ tham lam khác bộc lộ ra ngoài. Vậy trong khi mơ mộng, thì người ta cứ đẩy nó đi xa mãi trên con đường ưa thích của nó. Chứ nếu mơ mộng mà kèm theo ý thức thì mơ mộng kia sẽ sụp đổ rồi. Do đó rất ít mơ mộng đem tới hạnh phúc. Là vì căn bản mơ mộng khác với hạnh phúc. Vì mơ mộng chính là vọng tưởng, là tạp niệm, là rác của tâm lý con người.
Vậy hạnh phúc là một khái niệm tương đối nằm trong từng hoàn cảnh khác nhau. Nó được tạo ra bởi nguyên tắc “có qua có lại” trong tinh thần vị tha và hiểu biết. Còn nếu như bạn chỉ thấy vừa ý khi có lợi cho mình, mà người khác ra sao thì ra, thì đó là cái hạnh phúc tiêu cực, vị kỷ. Là thỏa mãn lòng tham của mình thôi, mà cội nguồn của nó là được thúc đẩy bởi mơ mộng từ lâu lắm rồi. Nếu ai đi tìm hạnh phúc theo kiểu này, thì nó sẽ làm cho người đó chẳng có hạnh phúc lâu dài được đâu. Nếu con người có sự học tập sách vở nhiều quá, như một hệ thống lý thuyết giáo điều chiếm hết chỗ trong đầu óc rồi. Thì sự mơ mộng của họ cũng không thật là mơ mộng trong sáng tự nhiên nữa. Vì rằng mơ mộng đâu phải dễ như một con đường thẳng có sẳn để đi lên thiên đàng. Cho nên với người đọc nhiều loại tiểu thuyết diễm tình lãng mạn, hay những loại triết học phân tích khai phá vào cảm giác của con người. Thì họ như sống trong những tinh cầu tuyệt đẹp không có thật ở trần gian. Vì những con người này sẽ tạo ra những giấc mơ kỳ lạ chỉ để đáp ứng cho cái nhu cầu có phần bệnh họan của họ thôi. Chúng ta cũng biết rằng. Kiến tri và ngã tri là hai cái luôn liên hệ với nhau rất chặt chẽ là ý thức học tập của chúng ta trước cuộc sống và sách vở, cùng với động năng thúc đẩy tình cảm của chúng ta đi lên. Nhưng hai cái này mà không thông qua nhận thức cuộc sống, và trải nghiệm cuộc đời thì sẽ làm hỏng người ngay thôi. Và như vậy thì con người đó cũng trở nên lạc loài rất tội nghiệp. Vì thế chỉ có Phật pháp, là có khả năng hóa giải mơ mộng, là hóa giải vọng tưởng của con người. Đó chính là xóa bỏ ngã chấp. Cũng như thế, Phật pháp có thể xóa bỏ cả kiến chấp trong đầu óc bảo thủ của con người trước mọi vấn đề khách quan tự nhiên. Cho nên học tập Phật pháp mà hiểu quá nhanh, thì đó chỉ là cái hiểu của đầu óc lý trí mà thôi. Bằng cái hiểu đó thật ra bạn chỉ hiểu Phật Pháp một cách cạn cợt rồi sanh ra hý luận cãi vã thật vô bổ, chứ chẳng có lợi ích gì cả. Cũng như khả năng mơ mộng của bạn bị lệch một bên làm cho bạn mơ mộng hảo huyển tối ngày mà chẳng tới đâu. Vì mơ mộng đôi khi là gia vị của tâm hồn. Nhưng gia vị mà nhiều quá thì sẽ làm tâm hồn điên đảo luôn…
Một em trong mộng chưa vừa. Mười em trong mộng cho chừa tật dê… Vậy tất cả những điều trong kinh điển của Đức Phật để lại tuy là chân kinh… Nhưng đối với sự hiểu biết của chúng ta, chỉ là biết được danh nghĩa trên văn tự mà thôi, Còn cái chân nghĩa, cái chiều sâu nội hàm bên trong, chúng ta đều không thể hiểu được. Vì chúng ta suy luận sai lầm theo ngã kiến, và luôn thổi bùng mơ mộng của mình lên để bao phủ tất cả các trang kinh, trước khi đi tìm sự thật trong nó. Cho nên muốn hiểu được kinh điển của Phật để lại, chúng ta phải cần có nhiều thời gian suy tư thiền định, và có thật nhiều vốn sống thì mới hiểu được một chút. Do đó, khi bạn nhận thức đúng sai, tốt xấu cũng vậy. Vẫn một vấn đề và hoàn cảnh đó. Nhưng với những tâm cảnh, và hiểu biết khác nhau, người ta sẽ nhận định khác nhau… Và những nhận định đó luôn luôn là do định kiến cá nhân cả, chứ không thể đúng trong hoàn cảnh thực sự của nó được. Và chỉ khi nào bạn phải đào sâu vào bên trong tinh thần của sự vật đó, thì bạn mới biết được cái chân nghĩa của nó là như thế nào. Do đó thông thường là con người nói chung, có học cao cách mấy thì nhìn vấn đề gì cũng không đúng với sự thật của chân lý được. Vì muốn hiểu đúng một điều gì đó thì bạn phải hiểu hết cả hai mặt âm dương của nó kìa. Cho nên lúc đó bắt buộc bạn phải ngừng suy luận và mơ mộng đi. Khi gặp những sự việc người ta gọi là đúng hay sai, xấu hay tốt thì bạn hãy cố tìm hiểu xem cái ý nghĩa bên trong của những sự việc đó là như thế nào. Vì thế bạn phải bỏ cái kiến tri và ngã tri vốn có của mình đi thì mới hiểu được. Nếu bạn hiểu được rồi, thì tự nhiên những sự việc đó không còn là đúng sai, xấu tốt nữa. Và chúng ta đã biết. Bằng trực giác. Đức Phật Thích Ca đã chỉ ra sự thật của chân lý rất sống động, đơn giản và gần gũi. Cái đó được gọi là chánh pháp. Nhưng sự thật đó đã được đem ra mổ xẻ, phân tích rồi triển khai giảng giải một cách khoa học mãi cho đến ngày nay, thì nó đã trở thành những mớ lý thuyết giáo điều khô cứng mất rồi… Bây giờ thì không một ai, không một quyễn sách nào viết về Phật pháp mà đúng với chánh pháp nữa. Là vì con người ta luôn sai lầm theo kiểu nhận thức luận lý tính, trên vấn đề Phật Pháp vốn là tâm tính, thì làm sao đi vào trong nó được.
Từ chỗ sai lầm lý tính và mơ mộng theo kiểu cảm tính, đã lấp đầy hết những trang kinh Phật rồi. Vì Phật nhận thức bằng trực giác là không lý tính và cũng không cảm tính. Nên Phật mới nhìn thấu sự vật dưới sự trình bày trải ra nhiều phía của nó trong thực tại. Vậy mà chúng ta cứ lấy cái ống dòm dưới nhãn quan khoa học, mà nhìn nó mãi theo một hướng chủ quan nào đó, để rồi liên tục đào bới và đưa đẩy nó chạy dài theo con đường suy luận của mình mãi, thì làm sao biết đạo được đây. Tuy nhiên những người này nếu không thấu được phần tinh chất đạo lý huyền cơ trong đó, thì ít nhất họ cũng đúng về mặt khảo sát lịch sử. Còn những kẻ mơ mộng mà sáp vào với Phật pháp, thì chỉ thích bùa phép mê tín mà thôi.
Nhưng nói chung, công dụng của Phật pháp là tháo gở tâm lý để con người có chỗ mà nương tựa. Cho nên tùy duyên thuyết pháp. Là cũng tùy căn cơ cạn sâu của mỗi người, mà Phật dùng phương tiện giáo hóa cho thích hợp vậy. Vì thế cũng là Phật pháp đó, nhưng nói với đám Phật tử này thì như tấu hài. Nhưng khi vị giáo thọ đó giảng dạy trong đại học đường Phật Giáo thì đã khác rồi. Tuy nhiên, chánh pháp của đức Phật Thích Ca mà càng phân tích chia nhỏ ra, để truyền bá rộng rãi trong quần chúng. Thì nó sẽ dễ đến gần với số đông hơn, nhưng sẽ xa rời chánh pháp, là xa rời cái gốc chân chính của đạo… Vì thế đức Phật mới nói rằng sẽ có thời chánh pháp, thời tượng pháp và thời mạc pháp. Là vì chúng sanh bây giờ suy nghĩ tầm bậy nhiều quá mà. Vậy thì càng ngày những vị thầy của chúng ta cứ giảng rộng ra mãi, thì chúng ta cứ tưởng rằng Phật pháp đã bao trùm cả thế giới này rồi. Nhưng không phải vậy là tốt đâu. Mà nó chỉ là hình thức của Phật pháp thôi, chứ cái cốt tủy của đạo sâu màu thuộc chánh pháp thì đã mất. Vì cái chiều rộng càng lớn, thì dĩ nhiên nó không còn cái chiều sâu vi diệu của nó nữa. Và cứ thế số ít thì còn chất lượng, nhưng số nhiều thì lại giảm dần chất lượng đi. Do đó có thời tượng pháp là thời kỳ giáo pháp tương tự chánh pháp, chứ không phải là chánh pháp. Còn thời mạc pháp ngày nay thì cái ruột Phật pháp của nó đã mất tiêu luôn rồi, mà chỉ còn lại cái vỏ bóng lộn của nó mà thôi. Vậy đi tu mà mơ mộng nhiều quá thì chẳng có ích lợi gì cả. Vì mơ mộng nhiều thì càng khổ nhiều mà thôi.
Đi tu mà giác ngộ chứng đắc, thì đó là con đường tu đi về gốc, đi về chánh pháp để biết tất cả pháp. Là đã biết xóa bỏ những mơ ước mộng mị xa vời ra khỏi đầu rồi mới tu được. Vì tu như thế bạn sẽ không vọng động nhiều. Trái lại đi tu mà chỉ lo học cho nhiều bằng cấp và có học vị cao là con đường đi về ngọn. Tuy nhiên bạn hiểu biết nhiều về kiến thức Phật học, là chỉ biết được cái danh nghĩa mà thôi, chỉ biết được một tý bề ngoài của cái biển học của Phật pháp bất khả thuyết bên trong. Vậy Phật pháp ngày nay chỉ hưng thịnh về cái bên ngoài như chùa to Phật lớn đạo tràng đông đảo. Cái này là cái nhân cho sự suy đồi Phật pháp đó, chứ chả có gì đáng mừng cả. Là vì người ta không giác ngộ đắc pháp, thì làm sao bỏ đi được kiến chấp và ngã chấp. Làm sao bỏ đi được cái khối mơ mộng trên đỉnh phù vân kia và thấy Phật được. Vì nếu mình cứ ôm giữ mãi cái ngã của mình cứng ngắc để trôi theo những giấc mơ lạc loài, thì chẳng có ông Phật nào ngó ngàng đến bạn đâu. Vì thế bạn phải buông tất cả ra mà thả trôi theo dòng nước, thì lúc đó Phật sẽ đến cứu bạn ngay thôi đừng có sợ. Vì thế nếu Phật pháp suy vi quá mức vì đàn áp chẳng hạn… Thì lúc đó sẽ có những người dấn thân không ngại khổ sở để tu chứng được Phật đạo. Và những người này sau đó sẽ đi giảng truyền chánh pháp, thì Phật pháp mới hưng thịnh trở lại. Bạn nên biết rằng: Lấy cái vô sự làm nền tảng hưng thịnh của Phật pháp thì mới đúng đạo vậy. Có nghĩa là thời đại nào có người chứng đắc giác ngộ giải thoát, thì mới là thời đại Phật pháp hưng thịnh…
……………………………………………………
Người đại trí và kẻ dở hơi luôn mơ mộng hão huyền. Vì thế chỉ có những kẻ dở hơi mới thích chuyện tầm phào. Còn những kẻ đại trí lại là vua tầm phào để mua vui cho đám dỡ hơi kia.
Biên tập: Vương Chi Lan